Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /www/wwwroot/52nguyentrai.com/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /www/wwwroot/52nguyentrai.com/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time được gọi không chính xác. Tải bản dịch cho miền html5blank được kích hoạt quá sớm. Đây thường là dấu hiệu cho thấy một số mã trong plugin hoặc chủ đề chạy quá sớm. Bản dịch phải được tải tại hành động init hoặc sau đó. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 6.7.0.) in /www/wwwroot/52nguyentrai.com/wp-includes/functions.php on line 6114
Hội chứng nhiễm virut làm suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS
Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mở cửa: 8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ lễ)

Cơ sở khám phụ khoa

“ Uy Tín Hàng Đầu Hà Nội ”

Tư vấn miễn phí:

03.53.35.52.52
*Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Hiv/Aids

  • Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Hội chứng nhiễm virut làm suy giảm miễn dịch ở người (viết tắt HIV/AIDS); tiếng Anh: human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome; hoặc SIDA theo tiếng Pháp Syndrome d’immunodéficience acquise), còn gọi là bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng), là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.

Xem thêm: # Hiv có lây qua da không?

HIV-AIDS-la-gi-52nguyentrai

HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh (tuy nhiên việc bị muỗi đốt không làm lây HIV), và từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú. Một số chất dịch của cơ thể như nước bọt và nước mắt không lây truyền HIV. Phòng chống lây nhiễm HIV, chủ yếu thông qua các chương trình trao đổi kim tiêm và tình dục an toàn, là một chiến dịch quan trọng để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này.

Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch. Việc chủ quan đối với HIV càng làm tăng nguy cơ bị lây bệnh. Từ khi phát hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006, AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người. Theo số liệu năm 2006, khoảng 0,6% dân số thế giới bị nhiễm HIV. Năm 2009, toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc bệnh AIDS, đã giảm so với mức đỉnh là 2,1 triệu người trong năm 2004. Khoảng 260.000 trẻ em chết vì AIDS trong năm 2009. Một con số không cân xứng của số người tử vong do AIDS ở vùng Châu Phi hạ Sahara đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm gánh nặng của nghèo đói. Trong năm 2005, ước tính ở châu Phi có khoảng 26 triệu người bị nhiễm HIV, kết quả là một ước lượng tối thiểu sẽ có 18 triệu trẻ mồ côi. Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus có thể làm giảm cả hai tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở người nhiễm HIV. Mặc dù thuốc kháng retrovirus vẫn không có sẵn để dùng rộng rãi, nhưng việc mở rộng các chương trình điều trị bằng thuốc kháng retrovirus từ năm 2004 đã làm giảm số lượng các ca tử vong ở người mắc bệnh AIDS và số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới. Tăng cường việc nhận thức và các biện pháp phòng ngừa đối với người dân, cũng như quá trình diễn tiến tự nhiên của dịch bệnh, cũng đóng một vai trò quan trọng. Thế mà, ước tính vẫn có khoảng 2,6 triệu người mới bị nhiễm HIV trong năm 2009.

Xem thêm: # Hiv rash

Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS. Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch. HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.

Tuy bệnh không thể chữa khỏi và cũng không có vắc-xin chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống đều đặn và đủ liều. Thuốc kháng HIV cần phải được uống mỗi ngày, nếu không thì virus có thể nhanh chóng vượt khỏi kiểm soát và trở nên kháng thuốc. Ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những triệu chứng đặc trưng, thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm (thống kê năm 2005). Trong khi đó, nếu không điều trị bằng kháng retrovirus thì bệnh nhân AIDS thường sẽ chết trong vòng 1 năm. Tuy điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng từ bệnh này, nhưng thuốc rất tốn kém và có thể gây ra các tác dụng phụ về sức khỏe cho người sử dụng.

Xem thêm: # Hiv compi pt

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

HIV-AIDS-la-gi-52nguyentrai-1

Một tế bào T bị nhiễm HIV (màu vàng xanh), qua kính hiển vi điện tử quét

Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch… do một căn bệnh nào đó gây ra.

Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng đến cuối năm 2009 sẽ có 37,2 triệu người lớn và 2,2 triệu trẻ em sống với HIV. Trong năm 2004, 4,9 triệu người đã bị nhiễm và 3,1 triệu chết vì AIDS. Từ năm 1981, AIDS đã giết 23,1 triệu người trong tổng cộng 79,9 triệu trường hợp. Ở Châu Phi, tuổi thọ đã giảm trong các thập kỉ vừa qua chỉ vì tử vong do AIDS và ung thư Kaposi, một khối u xuất hiện ở bệnh nhân AIDS, hiện nay là khối u phổ biến nhất được báo cáo ở các nước hạ Sahara.

AIDS được lưu ý lần đầu tiên ở những người đàn ông đồng tính luyến ái và những người tiêm ma tuý vào tĩnh mạch vào thập niên 1980. Sang thập niên 1990 hội chứng này đã trở thành một dịch bệnh toàn cầu và vào năm 2004 58 phần trăm người bị AIDS là phụ nữ. Mặc dù những người đồng tính luyến ái nam và những người gốc Phi tiếp tục hứng chịu tỉ lệ AIDS theo đầu người cao nhất, phần lớn nạn nhân hiện nay là những người dị tính luyến ái nam và nữ, và trẻ em, ở các nước đang phát triển.

Xem thêm: # Hiv test

Dấu hiệu và triệu chứng

Hiv-timecourse

Đồ thị tổng quát về mối quan hệ giữa số lượng các bản sao chép của HIV (tải lượng virus) và số lượng tế bào T-CD4+ trung bình các ca nhiễm HIV không được điều trị, tất nhiên đối với từng cá nhân cụ thể có thể khác nhau đáng kể.

  • Số lượng tế bào T-CD4+ (tế bào/µL)
  • Bản sao RNA của HIV mỗi mL huyết tương

Nhiễm HIV-1 dẫn đến sự suy giảm cấp tiến số lượng tế bào T-CD4+ và tăng tải lượng virus cũng như nồng độ HIV trong máu. Có thể xác định giai đoạn nhiễm bệnh bằng cách đo số lượng tế bào T-CD4+ và tải lượng virus của bệnh nhân.

Nhiễm HIV có 3 giai đoạn: giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (còn gọi là nhiễm trùng tiên phát), giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn AIDS. Nhiễm trùng cấp tính kéo dài trong vài tuần và có thể bao gồm các triệu chứng như nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), sốt, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở loét miệng và thực quản. Giai đoạn tiềm ẩn không có triệu chứng và có thể kéo dài từ hai tuần đến hai mươi năm hoặc hơn, tùy thuộc vào từng cá nhân. Giai đoạn AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, được xác định bởi số lượng tế bào T-CD4+ thấp (ít hơn 200 trong một microlit), những bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các tình trạng khác.

Một tỷ lệ nhỏ các cá thể bị nhiễm HIV-1 vẫn giữ số lượng tế bào T-CD4+ ở mức cao mà không cần liệu pháp kháng ritrovirus. Tuy nhiên, hầu hết vẫn có thể phát hiện thông qua tải lượng virus và cuối cùng cũng sẽ tiến triển thành AIDS, mặc dù chậm hơn so với những người khác. Những người này được phân loại là những HIV controller hoặc long-term nonprogressor (LTNP). Những bệnh nhân có thể duy trì số lượng tế bào T-CD4+ đồng thời có tải lượng virus thấp hoặc không thể phát hiện được trên lâm sàng mà không cần điều trị kháng retrovirus được gọi là những elite controller hoặc elite suppressor (ES).

Xem thêm: # Hiv giai đoạn 2

Giai đoạn cấp tính

Những_dấu_hiệu_chính_của_nhiễm_HIV

Những triệu chứng chính của giai đoạn nhiễm HIV cấp tính.

Nhiễm HIV thường xảy ra bằng cách đưa các chất dịch cơ thể từ người bị nhiễm bệnh vào cơ thể của một người không bị nhiễm bệnh. Giai đoạn virus nhân lên một cách nhanh chóng xảy ra ngay sau đó, dẫn đến có nhiều virus trong máu ngoại biên. Ở giai đoạn này, mức HIV có thể lên đến vài triệu hạt virus trong mỗi ml máu.

Phản ứng này đi kèm với việc lưu lượng tế bào T-CD4+ bị giảm đáng kể. Trong tất cả các bệnh nhân, mức virus này thực tế là do sự hoạt hóa của các tế bào T-CD8+ đã giết chết những tế bào bị nhiễm HIV, sau đó sản sinh các kháng thể hoặc biến đổi huyết thanh. Phản ứng của tế bào T-CD8+ được cho là quan trọng trong việc kiểm soát mức virus từ mức cao trở thành suy giảm dần, và phục hồi số lượng tế bào T-CD4+. Phản ứng của tế bào T-CD8+ tốt sẽ làm tiến triển bệnh chậm hơn và việc dự đoán bệnh tốt hơn, mặc dù nó không thể loại trừ được virus.

Trong thời gian này (thường là 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm), hầu hết các bệnh nhân (80-90%) sẽ mắc bệnh cúm hoặc bệnh gần giống như bệnh bạch cầu đơn nhân, gọi chung là nhiễm HIV cấp tính, có thể với các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản, và ít phổ biến hơn còn có các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sưng gan/lá lách, giảm cân, bệnh tưa miệng, và các triệu chứng thần kinh. Từng cá thể bị nhiễm bệnh có thể có 1 hoặc vài triệu chứng này, cũng có trường hợp không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Thời gian của các triệu chứng là khác nhau, trung bình kéo dài 28 ngày và ngắn nhất thường là một tuần.

Xem thêm: # Hiv ab test nhanh

Do tính chất không rõ ràng của những triệu chứng này, cho nên bệnh nhân thường không nhận ra các dấu hiệu của nhiễm HIV. Ngay cả khi bệnh nhân đến khám bác sĩ hay bệnh viện, họ thường sẽ được chẩn đoán nhầm là bị một trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường với các triệu chứng tương tự. Hệ quả là, những triệu chứng tiên phát này không được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HIV, vì không phải tất cả các trường hợp nhiễm HIV đều xuất hiện những triệu chứng này và phần lớn lại giống triệu chứng của các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, nhận biết hội chứng có thể quan trọng, bởi vì bệnh nhân có thể dễ lây bệnh cho nhiều người trong giai đoạn này.

Giai đoạn mãn tính

Sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mạn tính. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần cho đến 20 năm tùy theo từng trường hợp. Trong suốt giai đoạn mạn tính, HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết, làm cho các hạch này thường bị sưng do phản ứng với một số lượng lớn virus bị kẹt trong mạng lưới các tế bào tua hình nang (FDC). Các mô giàu tế bào CD4+ xung quanh cũng có thể bị nhiễm bệnh, các hạt virus tích tụ cả trong các tế bào bị nhiễm và ở dạng virus tự do. Trong giai đoạn này bệnh nhân vẫn có khả năng lây bệnh, tế bào T CD4+ CD45RO+ mang theo tải lượng virus nhiều nhất, và việc bắt đầu sớm điều trị kháng retrovirus sẽ cải thiện đáng kể thời gian sống.

Giai đoạn AIDS

Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức 200 tế bào trên 1uL máu, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra. Các triệu chứng đầu tiên thường bao gồm giảm cân vừa phải và không giải thích được, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm họng), viêm tuyến tiền liệt, phát ban da, và loét miệng.

Nhiễm trùng cơ hội và các khối u phổ biến ở người bình thường sẽ bị tế bào miễn dịch trung gian CD4+ khống chế sau đó chúng mới ảnh hưởng đến người bệnh. Đặc trưng của mất sức đề kháng là sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi nấm Candida species gây nên bệnh nấm miệng (còn gọi là đẹn trắng hay tưa miệng) hoặc nhiễm vi khuẩn hiếu khí Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây bệnh lao. Sau đó, các virus herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tái phát ngày càng nặng hơn các tổn thương đau đớn phun trào do herpes simplex, bệnh zona, ung thư hạch bạch huyết do virus Epstein-Barr và ung thư Kaposi’s sarcoma.

Viêm phổi do nấm Pneumocystis jirovecii cũng phổ biến và thường gây tử vong. Trong giai đoạn cuối của AIDS, đáng chú ý là những bệnh nhiễm cytomegalovirus (một loại virus herpes) hoặc nhiễm Mycobacterium avium complex. Không phải tất cả các bệnh nhân AIDS đều bị tất cả các bệnh nhiễm trùng hoặc các khối u trên, nhưng có các loại khối u và các bệnh nhiễm trùng khác ít nổi bật hơn nhưng vẫn đáng kể.

Xem thêm: # Hiv bắt nguồn từ đâu

Phương thức lây truyền

Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của nhiễm HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. Tất cả mọi người điều có khả năng cảm nhiễm HIV. HIV được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể, nhưng nhiều nghiên cứu về dịch tể học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng trong việc lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức hay đường lây truyền chính của HIV, trong đó HIV-2 có xác suất truyền qua đường mẹ sang con và quan hệ tình dục ít hơn HIV-1.

Tình dục

Tình trạng nhiễm HIV trong năm 2007.

Tình trạng nhiễm HIV trong năm 2007.

Phần lớn HIV lây qua đường quan hệ tình dục không được bảo vệ (quan hệ tình dục không an toàn). Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới qua đường tình dục chiếm khoảng 75% trong tổng số người bị nhiễm HIV/AIDS. Việc chủ quan đối với HIV đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ bị lây bệnh. Lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra khi chất tiết sinh dục của một bạn tình có chứa virus, tiếp xúc với niêm mạc sinh dục, miệng, hoặc trực tràng của người còn lại. Nguy cơ lây nhiễm qua một lần giao hợp với người nhiễm HIV là 0,1% đến 1%. Ở các quốc gia có thu nhập cao, nguy cơ nữ lây truyền cho nam là 0.04% cho mỗi lần quan hệ và nam truyền cho nữ là 0.08%. Vì những lý do khác nhau, nguy cơ này cao hơn từ 4 đến 10 lần ở các nước có thu nhập thấp. Người nhận trong giao hợp qua đường hậu môn có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn nhiều, 1.7% cho mỗi lần quan hệ. Người nào có nhiều bạn tình, đồng thời quan hệ tình dục không an toàn thì càng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu,… đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV lên gấp 20 lần.

Các phân tích của các nghiên cứu năm 1999 về việc sử dụng bao cao su cho thấy rằng nếu sử dụng bao cao su đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục của HIV khoảng 85%.[45] Tuy nhiên, chất diệt tinh trùng thực sự có thể làm tăng tỷ lệ lây truyền.

Xem thêm: # Hiv mới nhất

Những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, trong đó, nam giới chưa cắt bao quy đầu được phân ngẫu nhiên để được giải phẫu cắt bao quy đầu trong điều kiện vô trùng và được tư vấn đã được thực hiện tại Nam Phi, Kenya,  Uganda, kết quả cho thấy mức độ lây nhiễm HIV trong đường tình dục nữ truyền cho nam giảm xuống 60%, 53%, và 51%, tương ứng với từng quốc gia. Từ kết quả này, WHO và Ban Thư ký UNAIDS đã triệu tập một nhóm chuyên gia để “khuyến cáo rằng nam giới cắt bao quy đầu được công nhận như là một sự can thiệp bổ sung quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục dị tính luyến ái đối với nam giới”. Đối với trường hợp nam có quan hệ tình dục với nam, không có đủ bằng chứng để chứng minh nam giới cắt bao quy đầu sẽ bảo vệ chống lại nhiễm HIV hoặc nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Các nghiên cứu về lây truyền HIV ở phụ nữ đã cắt bộ phận sinh dục (FGC) đã báo cáo các kết quả khác nhau, nhưng với một số bằng chứng cho rằng việc này làm tăng nguy cơ lây truyền.

Theo báo cáo về các nghiên cứu trong năm 2007 của Cochrane Collaboration, thì các chương trình nhằm mục đích khuyến khích việc tiết chế tình dục trong giới trẻ ở những nước phát triển, đồng thời cũng thực hiện các chiến lược cổ động và giáo dục về tình dục an toàn cho những đối tượng đã có quan hệ tình dục, có thể làm giảm trong ngắn hạn và dài hạn những hành vi có rủi ro lây nhiễm HIV.

Đường máu

HIV có trong máu toàn phần và các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể được truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây truyền qua đường máu có tỷ lệ rất cao, trên 90%. Kể từ năm 1985, sau khi có các xét nghiệm sàng lọc phát hiện kháng thể kháng HIV, nguy cơ lây truyền theo đường máu ở nhiều nước đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên ngay cả khi xét nghiệm máu cho kết quả âm tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra, do máu được lấy ở người mới bị nhiễm HIV, người đó đang ở trong “thời kỳ cửa sổ” của quá trình nhiễm HIV. Nguy cơ này xảy ra nhiều ở nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao, đặc biệt ở những nơi người cho máu chuyên nghiệp cao và họ thường thay đổi địa điểm cho máu.

Nếu vết thương hở tiếp xúc với máu bị nhiễm HIV thì sẽ bị lây truyền. Các đối tượng dễ bị lây nhiễm qua đường máu là những người tiêm chích ma túy, những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu di truyền (bệnh ưa chảy máu), người nhận trong quá trình truyền máu (mặc dù hầu hết ở các nước thì máu khi dùng để truyền đều được xét nghiệm HIV) và các sản phẩm máu. Lây truyền HIV qua đường máu cũng là vấn đề lo ngại đối với những người được chăm sóc y tế tại các khu vực có vệ sinh không đạt tiêu chuẩn thông thường trong việc sử dụng các dụng cụ tiêm chích, chẳng hạn như việc tái sử dụng kim tiêm ở các nước thế giới thứ ba.

Xem thêm: # Hiv có chết không?

HIV cũng truyền qua các dụng cụ xuyên, chích qua da chưa được tiệt trùng như bơm kim tiêm (tiêm chích ma túy), kim xâu tai, dao cạo râu…khi các dụng cụ đó có HIV.

Lây truyền trong chăm sóc y tế: Nhân viên y tế như y tá, nhân viên phòng thí nghiệm, và các bác sĩ cũng là đối tượng rủi ro cao, mặc dù hiếm xảy ra hơn. Kể từ khi việc lây nhiễm HIV qua đường máu được phát hiện thì các nhân viên y tế cần thiết phải bảo vệ mình không tiếp xúc với máu bằng cách sử dụng các biện pháp dự phòng phổ quát. Trong quá trình xăm, xâu khuyên, rạch da thì cả người thực hiện lẫn người được làm cũng đều dễ bị lây nhiễm HIV qua đường máu.

HIV được tìm thấy với nồng độ thấp trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu của các cá nhân bị nhiễm bệnh, nhưng không có trường hợp nào bị lây nhiễm bởi những chất tiết này được ghi nhận và nguy cơ tiềm năng lây truyền là không đáng kể. Muỗi không thể truyền HIV.

Mẹ truyền sang con

Việc lây truyền virus từ mẹ sang con có thể xảy ra trong tử cung (trong thời kỳ mang thai), trong quá trình chuyển dạ (sinh con), hoặc thông qua việc cho con bú. Trong trường hợp không điều trị, tỷ lệ lây truyền giữa mẹ và con lên đến khoảng 25%. Tuy nhiên, với sự kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virus và mổ lấy thai thì nguy cơ này có thể được giảm xuống thấp khoảng 1%. Sau khi sinh thì có thể ngăn ngừa lây truyền bằng cách tránh hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên, điều này liên quan đáng kể đến các bệnh khác. Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cung cấp điều trị dự phòng kháng virus mở rộng cho trẻ sơ sinh cũng có hiệu quả trong việc tránh lây truyền. UNAIDS ước tính có 430.000 trẻ em bị nhiễm HIV trên toàn thế giới trong năm 2008 (19% là các ca nhiễm mới), chủ yếu là từ đường mẹ sang con, và thêm 65.000 ca lây nhiễm đã được ngăn chặn thông qua việc cung cấp điều trị dự phòng kháng virus cho phụ nữ nhiễm HIV dương tính.

Xem thêm: # Hiv có ngứa không?

Sinh lí bệnh học

Chu trình nhân lên của HIV

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, có một giai đoạn nhân lên nhanh chóng, dẫn đến sự bùng phát của virus trong máu ngoại vi. Trong quá trình lây nhiễm tiên phát, mức độ HIV có thể đạt tới vài triệu hạt vi rút trên một mililít máu. Phản ứng này đi kèm với sự sụt giảm rõ rệt số lượng tế bào CD4+ T trong màu. Nhiễm virut cấp tính gần như liên quan đến việc kích hoạt tế bào CD8+ T, tiêu diệt tế bào nhiễm HIV và sau đó sản xuất kháng thể hoặc chuyển đảo huyết thanh. Phản ứng của tế bào CD8+ T được cho là rất quan trọng trong việc kiểm soát mức độ vi rút, đạt mức cao nhất và sau đó giảm dần, khi số lượng tế bào CD4+ T phục hồi. Đáp ứng tế bào CD8+ T tốt có liên quan đến tiến triển bệnh chậm hơn và tiên lượng tốt hơn, mặc dù nó không loại bỏ được virus.

Cuối cùng, HIV gây ra AIDS bằng cách làm cạn kiệt tế bào T CD4+. Điều này làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dẫn đến nhiễm trùng cơ hội. Các tế bào T rất cần thiết cho phản ứng miễn dịch và không có chúng, cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư. Cơ chế của sự suy giảm tế bào T CD4+ khác nhau trong các giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong giai đoạn cấp tính, ly giải tế bào do HIV và tiêu diệt tế bào bị nhiễm bởi các tế bào T CD8+ chiếm sự suy giảm tế bào T CD4+, mặc dù sự chết rụng tế bào cũng có thể là một yếu tố. Trong giai đoạn mãn tính, hậu quả của việc kích hoạt miễn dịch tổng quát cùng với việc mất dần khả năng của hệ thống miễn dịch để tạo ra các tế bào T mới dường như giải thích cho sự suy giảm chậm số lượng tế bào T CD4+

Mặc dù các triệu chứng suy giảm miễn dịch đặc trưng của AIDS không xuất hiện trong nhiều năm sau khi một người bị nhiễm bệnh, phần lớn sự mất tế bào T CD4+ xảy ra trong những tuần đầu tiên của nhiễm trùng, đặc biệt là ở niêm mạc ruột, nơi chứa phần lớn các tế bào lympho được tìm thấy trong cơ thể. Lý do làm mất các tế bào T CD4+ niêm mạc là do phần lớn các tế bào T CD4+ niêm mạc chứa thành phần protein CCR5 mà HIV sử dụng như một đồng thụ thể để tiếp cận các tế bào, trong khi chỉ một phần nhỏ các tế bào T CD4+ trong máu tương tự. Một thay đổi di truyền cụ thể làm thay đổi protein CCR5 khi có trong cả hai nhiễm sắc thể ngăn ngừa nhiễm HIV-1 rất hiệu quả.

Xem thêm: # Hiv ag/ab

HIV tìm kiếm và phá hủy CCR5 bộc phát bên trong tế bào T CD4+ trong khi nhiễm trùng cấp tính. Một sự phản ứng miễn dịch mạnh mẽ cuối cùng chuyển sang quá trình kiểm soát nhiễm trùng và bắt đầu giai đoạn tiềm ẩn lâm sàng. Các tế bào T CD4+ trong các mô niêm mạc đặc biệt vẫn bị ảnh hưởng. Sự sao chép liên tục của HIV xảy ra khiến cho tình trạng kích hoạt miễn dịch tổng quát vẫn tồn tại trong suốt giai đoạn mãn tính. Do đó, sự kích hoạt miễn dịch, được phản ánh bởi trạng thái kích hoạt tăng của các tế bào miễn dịch và giải phóng các cytokine tiền viêm, là kết quả từ hoạt động của một số sản phẩm gen HIV và đáp ứng miễn dịch đối với sự nhân lên của HIV đang diễn ra. Nó cũng liên quan đến sự phá vỡ hệ thống giám sát miễn dịch của hàng rào niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bởi sự suy giảm của các tế bào T CD4+ trong giai đoạn cấp tính của căn bệnh.

HIV/AIDS và đồng tính luyến ái

Trên thế giới, năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV ở các cặp đồng tính luyến ái được ước tính trong khoảng 2-5%. Tỷ lệ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục đồng tính được ước tính là cao hơn 18 lần so với quan hệ tình dục khác giới.. Thống kê của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ năm 2011 cho biết: nam đồng tính có khả năng nhiễm HIV cao gấp 44 tới 86 lần so với nam giới bình thường, và cao gấp 40 tới 77 lần so với nữ giới. Năm 2009, thống kê cho biết có 61% số ca nhiễm HIV mới ở Mỹ là đồng tính hoặc song tính (bisexual), dù nhóm này chỉ chiếm khoảng 2% dân số Mỹ.

Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, những người đồng tính nam có quan hệ tình dục đồng tính là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV ở Hoa Kỳ. Năm 2017, người đồng tính nam và song tính chiếm 70% (27.000) trong số 38.739 ca nhiễm HIV mới ở Hoa Kỳ. Hầu hết những người đồng tính nam bị nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, bởi đây là loại quan hệ tình dục tạo ra nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tất cả những người có hoạt động tình dục đồng tính nam nên đi xét nghiệm HIV ít nhất một lần mỗi năm. Một số người đồng tính nam thì nên đi xét nghiệm cứ sau 3 đến 6 tháng.

Theo Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh (HPA), cứ trong 20 người đàn ông có quan hệ tình dục đồng tính ở Anh thì có một người bị nhiễm HIV. Riêng tại Luân Đôn tỉ lệ này là 1/12. Theo thống kê năm 2010, trong tổng số hơn 12.000 thanh niên Mỹ nhiễm HIV/AIDS thì có tới 72% số người có quan hệ tình dục đồng giới. Gần một nửa số ca nhiễm HIV ở nam giới đồng tính và song tính xảy ra chủ yếu ở 7 thành phố: New York, Los Angeles, Miami, Atlanta, Chicago, Dallas và Houston.

Cộng đồng đồng tính luyến ái châu Phi bị ảnh hưởng nặng bởi nhiễm HIV và các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể ở nam giới có quan hệ tình dục đồng tính so với dân số nói chung. Ở Sénégal, 21,7% nam giới đồng tính bị nhiễm HIV so với 0,7% trong dân số nói chung, 40% nam giới đồng tính bị nhiễm HIV so với trung bình 6,1% ở Kenya.

Xem thêm: # Hiv nổi hạch ở đâu?

Tại Thái Lan, nhóm nam quan hệ đồng giới có tỷ lệ nhiễm HIV là 7.1%, nhóm nam giới bán dâm là 12,2%. Quanh vùng khu vực Bangkok – nơi tập trung những người đồng tính – theo báo cáo năm 2010 có 31% nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm giang mai đã phát hiện và đang điều trị là 24,4%. Trung bình cứ 3 người Thái đồng tính nam ở Bangkok thì có một người nhiễm HIV, cứ 4 người là có một người nhiễm giang mai.

Theo báo cáo tiến độ phòng, chống HIV/AIDS năm 2012, tỉ lệ nhiễm HIV trong những người nam quan hệ tình dục với nam ở Thành phố Hồ Chí Minh là 16%, tỷ lệ chỉ đứng sau nhóm tiêm chích ma túy. Tại đây, cứ 5 nam quan hệ đồng giới thì có một người nhiễm ít nhất một trong các nhiễm khuẩn giang mai, lậu sinh dục, lậu trực tràng, chlamydia sinh dục hoặc chlamydia trực tràng. Quan hệ đồng tính nam có nguy cơ bị nhiễm HIV cao gấp 20 lần gái mại dâm. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao do một đồng tính nam thường có nhiều bạn tình, họ thường giới thiệu bạn tình cho nhau và cùng quan hệ, nên chỉ cần 1 người nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng lây lan sang các đối tượng khác. Bên cạnh đó, các đồng tính nam thường quan niệm sai lầm rằng, chỉ có quan hệ khác giới mới bị nhiễm HIV, giang mai, mào gà… còn đồng tính thì không. Họ ít khi sử dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục như một khảo sát của Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS (Việt Nam) trên 300 đồng tính nam cho thấy một số chỉ sử dụng bao cao su với bạn tình mới quen lần đầu, khi thân rồi họ không đề phòng nữa.

Theo báo cáo năm 2011, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam ở Đồng Nai cao gấp 20 lần so với đối tượng ma túy và mại dâm. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao do một đồng tính nam thường có nhiều bạn tình, họ thường giới thiệu bạn tình cho nhau và cùng quan hệ, nên chỉ cần 1 người nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng lây lan sang các đối tượng khác. Họ ít khi sử dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục, cũng có một vài đồng tính nam nhận thức được nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao, nhưng họ không có biện pháp bảo vệ vì sợ bị bạn tình bạo hành. Tại TP HCM, năm 2014, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng nhanh so với năm 2012, từ 7,33% lên 14,75%

Mặt khác, người đồng tính thường hẹn hò nhiều, nhu cầu tình dục rất lớn, tần suất giao hợp cao nên một người đồng tính thường có nhiều bạn tình (một nam đồng tính 25 tuổi ở Hà Nội cho biết anh ta có hơn 100 bạn tình), nhiều lúc họ còn trao đổi bạn tình cho nhau trong khi kiến thức tình dục thì sai lệch (họ cho rằng HIV chỉ lây khi quan hệ tình dục với phụ nữ, còn nam quan hệ với nam thì không sao). Do xã hội không còn khắt khe với những người đồng tính nữa nên nhiều người đồng tính sống buông thả, thường xuyên quan hệ tình dục tập thể trong khi kiến thức an toàn tình dục còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp tuổi đời còn trẻ đã mang trong mình một lúc mấy bệnh: cả bệnh giang mai, sùi mào gà và cả HIV/AIDS.

Nghiên cứu cách điều trị và vaccine

Hiện tại không có vaccine nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV, và cũng không có một liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn vi-rút HIV ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, những người sống chung với AIDS hiện nay có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng liệu pháp điều trị kháng vi-rút, hay còn gọi là ART (viết tắt của Anti- Retroviral Therapy). ART là liệu pháp điều trị sử dụng các thuốc kháng vi-rút, hay còn gọi là thuốc ARV (Anti-retrovirus). Các thuốc ARV này có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội.

Lựa chọn điều trị lý tưởng hiện tại bao gồm các kết hợp (“cocktail”) hai hay nhiều loại thuốc kháng retrovirus như hai chất ức chế reverse transcriptase giống nucleoside (nucleoside analogue reverse transcriptase inhibitor, NRTI), và một chất ức chế protease hoặc một chất thuốc ức chế reverse transcriptase non-nucleoside (non-nucleoside reverse transcriptase inhibitor, NNRTI). Với điều trị như vậy, kết quả cho thấy HIV không phát hiện được (âm tính) lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng nếu ngưng điều trị lượng virus trong cơ thể sẽ tăng nhanh chóng. Cũng có lo ngại cuối cùng sẽ xuất hiện đề kháng thuốc với phác đồ đó. Những năm gần đây thuật ngữ “điều trị kháng retrovirus tích cực cao” (highly-active anti-retroviral therapy, HAART) thường được dùng để chỉ cách thức điều trị này. Tuy nhiên, điều không may là phần lớn số người bệnh trên thế giới không tiếp cận được các điều trị HIV và AIDS.

Hiện đang có các nghiên cứu tìm vắc-xin ngừa HIV và phát triển thuốc mới kháng retrovirus. Cũng đang có một số thử nghiệm ở người. Liệu pháp gene được đề nghị là biện pháp khả thi để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm HIV. VRX496, một thành phần di truyền có vai trò ức chế HIV (đặc biệt ở kiểu trị liệu đối mã (antisense therapy) có ở lentivirus đã bị biến đổi, đang được thử nghiệm lâm sàng pha I năm 2003—lần đầu tiên dùng vector lentivirus trên người.

Nghiên cứu nhằm cải thiện các điều trị đang có bao gồm giảm tác dụng phụ của thuốc, đơn giản hoá phác đồ để tăng mức tuân thủ và xác định trình tự điều trị tốt nhất để tránh đề kháng thuốc đã được dùng để điều trị triệu chứng. Trong thập kỉ đầu tiên khi chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu, nhiều bệnh nhân AIDS dùng nhiều loại điều trị thay thế như mát-xa, thảo dược và châm cứu. Không biện pháp nào trong số đó cho thấy hiệu quả thực sự hoặc lâu dài trên virus ở các thử nghiệm có kiểm soát, nhưng chúng có lẽ nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Hiện chúng được dùng phối hợp với điều trị quy ước để cải thiện triệu chứng, như đau, ăn mất ngon… Chúng vẫn được sử dụng đơn thuần bởi những người tin rằng AIDS không phải do HIV gây ra.

Năm 2007 Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kì khuyến cáo phác đồ thuốc HIV 28 ngày cho những người tin là họ đã tiếp xúc với virus. Phác đồ này đã được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa virus gần 100% nếu bệnh nhân áp dụng điều trị trong vòng 24 giờ sau phơi nhiễm. Độ hiệu quả giảm còn 52% nếu áp dụng điều trị trong 48 giờ; phác đồ này không được khuyến cáo dùng nếu quá 48 giờ sau phơi nhiễm.

Ngày 16-17/12/2010, nhiều báo chí Việt Nam đưa tin các bác sĩ tại đại học y khoa Charité ở Berlin, Đức đã thử nghiệm thành công điều trị HIV bằng phương pháp ghép tủy xương người khác. Tuy nhiên đây mới chỉ là một trường hợp cá biệt, hơn nữa việc không còn phát hiện HIV trong máu bệnh nhân không có nghĩa rằng anh ta đã khỏi bệnh (HIV có thể tồn tại ẩn mình trong tế bào nội tạng trước khi sinh sôi bùng phát trở lại sau mấy năm). Theo lời giải thích của Bệnh viện Charité thì đây là “một trường hợp đáng chú ý” nhưng “hy hữu”, không nên hy vọng quá nhiều vì ca bệnh trên có thể chỉ là một sự may mắn. “Đây là trường hợp đáng chú ý trong công tác nghiên cứu”– nhận định của Giáo sư Rodolf Tauber trong một bản tin – “Tuy nhiên, những hứa hẹn sẽ chữa lành cho hàng triệu bệnh nhân nhiễm HIV là không đáng tin”

? Được Sở_Y_Tế Hà Nội cấp phép hoạt động với hệ thống phòng ốc đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn, là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản với hơn 1O năm thành lập và phát triển.

? Địa chỉ “vàng” thăm khám phụ khoa. Ưu thế của phòng khám:

✅ Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng từ chẩn đoán đến điều trị.

✅ Phương pháp điều trị linh hoạt, vừa điều trị vừa phục hồi.

✅ Dịch vụ y tế chất lượng cao.

✅ Tư vấn và đặt hẹn 24/7.

✅ SĐT : 03.53.35.52.52

? Website: https://52nguyentrai.com/

? Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

? Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội

? Thời gian làm việc: từ 8h-20h tất cả các ngày trong tuần

? Thời gian tư vấn: từ 6h30-23h tất cả các ngày trong tuần

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 03.53.35.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

HIV: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

HIV: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hiv là gì? Virus gây suy giảm miễn dịch ở người hay HIV là hai loài Lentivirus (phân nhóm của retrovirus) xâm nhiễm cơ thể người. Qua thời gian, chúng...

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu Virus HIV lây truyền qua đường máu do: Xem thêm: # Hiv có ngứa không? Truyền máu không được...

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Xét nghiệm HIV âm tính là gì? Có 3 loại xét nghiệm liên quan đến HIV, đó là xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm chẩn...

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa? luôn là câu hỏi mà các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mong có được câu trả lời. Hiện nay có...

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu? Chào Bác sĩ, tôi là nam, năm nay 27 tuổi, khoảng hơn 1 tháng trước tôi có lỡ quan...

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab là gì? Xét nghiệm HIV ag/ab combo là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh HIV do công ty Abbott phát triển....

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước