Trước kia HIV được coi là căn bệnh đáng sợ, vô phương cứu chữa, gieo rắc cái chết cho những người xung quanh nhưng hiện nay, đây được coi là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc điều trị suốt đời.
Nếu điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sớm và duy trì đều đặn, các bệnh nhân nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh như bao người khác.
Xem thêm: # Hiv rất khó lây nếu biết cách phòng tránh
HIV là một chữ viết tắt của loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Có 3 con đường lây truyền HIV: quan hệ tình dục, đường máu, từ mẹ truyền sang con.
Theo đó, virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.
HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.
Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.
Xem thêm: # Hiv từ đâu ra?
Đối với việc lây truyền HIV từ mẹ sang con, tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.
Hiv có chết không?
Trước kia HIV được coi là căn bệnh đáng sợ, vô phương cứu chữa, gieo rắc cái chết cho những người xung quanh nhưng hiện nay, đây được coi là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc điều trị suốt đời. Nếu điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sớm và duy trì đều đặn, các bệnh nhân nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh như bao người khác.
Thậm chí Giám đốc Chương trình HIV và lao của Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam từng chia sẻ nghiên cứu khẳng định thuốc kháng virus ARV đủ sức chặn virus HIV lây truyền qua đường tình dục nếu người bệnh tuân thủ điều trị.
Xem thêm: # Cách triệu chứng của Hiv
Như vậy, nếu dùng thuốc ức chế virus ARV hoàn toàn có thể yên tâm khi quan hệ tình dục, sinh con bởi họ không thể truyền bệnh cho bạn tình. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện với hàng ngàn cặp dị nhiễm (chỉ 1 trong 2 người có virus) HIV ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Châu Âu, Úc, Brazil và Thái Lan cho thấy không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình của họ có tải lượng HIV-1 ức chế liên tục (dưới 200 bản sao/ml).
Điều này có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện (<200 bản sao/ml) sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV.
Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được khi tải lượng virus đạt mức ức chế, không lây truyền là ở con đường tình dục, không phải tất cả các con đường khác. Bao cao su là biện pháp hiệu quả giảm thiểu lây truyền HIV, cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Và các xét nghiệm trên những người có HIV đang điều trị tại Việt Nam cho thấy, 91% đã đạt được ngưỡng an toàn như chuyên gia của CDC đề cập.
Hiện nay thuốc ARV được cấp miễn phí tại BV huyện hoặc trạm y tế xã. Người nhiễm HIV có thể lĩnh thuốc hàng tháng về uống tại nhà; khi ổn định có thể 3 tháng đến cơ sở y tế lĩnh thuốc một lần.
Sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV?
Tuy thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đã giảm trong những năm qua nhưng không thể phủ nhận là tình trạng đó vẫn tồn tại ở mức độ khác nhau tại trường học, gia đình, cơ sở y tế và cộng đồng.
Xem thêm: # Hiv có mấy giai đoạn
Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV đồng nghĩa với “cái chết” về mặt xã hội. Khi người nhiễm HIV bị chính gia đình, cộng đồng và các quan hệ xã hội của mình cô lập và chối bỏ, họ sẽ có nguy cơ bị mất việc làm, bị chối bỏ quyền sở hữu đất và nhà, bị từ chối nhận vào trường học, bị bạo hành, bị các dịch vụ y tế và xã hội từ chối hỗ trợ và không tiếp cận được trợ giúp về pháp lý.
Đáng lo ngại hơn, kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến các cá nhân người nhiễm HIV mà điều này còn khiến HIV lây lan nhiều hơn trong cộng đồng. Khi người nhiễm HIV e sợ những gì người khác nghĩ về mình hoặc sợ người khác có thể đối xử tệ với mình thì họ sẽ không muốn đi xét nghiệm hay sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Như vậy, họ có thể vô tình truyền HIV sang những người thân của mình.
Cần xử trí thế nào khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV?
Khi bị phơi nhiễm với HIV, những người có nguy cơ cần bình tĩnh xứ lý ngay như sau: Xử lý vết thương tại chỗ: Nếu tổn thương da chảy máu thì cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% nhiều lần.
Đến ngay cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc, thầy thuốc tư vấn và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí nếu cần. Hiện nay tất cả các trường hợp điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV trong môi trường nghề nghiệp đều được nhà nước đảm bảo miễn phí.
Xem thêm: # Hiv giai đoạn của sổ
? Được Sở_Y_Tế Hà Nội cấp phép hoạt động với hệ thống phòng ốc đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn, là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản với hơn 1O năm thành lập và phát triển.
? Địa chỉ “vàng” thăm khám phụ khoa. Ưu thế của phòng khám:
✅ Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng từ chẩn đoán đến điều trị.
✅ Phương pháp điều trị linh hoạt, vừa điều trị vừa phục hồi.
✅ Dịch vụ y tế chất lượng cao.
✅ Tư vấn và đặt hẹn 24/7.
✅ SĐT : 03.53.35.52.52
? Website: https://52nguyentrai.com/
? Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi
? Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội
? Thời gian làm việc: từ 8h-20h tất cả các ngày trong tuần
? Thời gian tư vấn: từ 6h30-23h tất cả các ngày trong tuần