Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mở cửa: 8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ lễ)

Cơ sở khám phụ khoa

“ Uy Tín Hàng Đầu Hà Nội ”

Tư vấn miễn phí:

03.53.35.52.52
*Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Hiv giai đoạn cửa sổ

  • Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Hiv giai đoạn cửa sổ là gì?

Ngay khi bạn bị nhiễm HIV, virus gây bệnh sẽ bắt đầu sinh sản trong cơ thể của bạn. Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với các kháng nguyên (bộ phận của vi-rút) bằng cách tạo ra các kháng thể (tế bào chống lại virus).

Xem thêm: Hiv có mấy giai đoạn?

hiv-giai-doan-cua-so-52nguyentrai

Hiv giai đoạn cửa sổ là khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm HIV (virus xâm nhập vào cơ thể) cho đến khi phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Hầu hết có thể phát hiện ra sự phát triển của kháng thể HIV trong vòng 23-90 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Trong thời gian này, khi thực hiện xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính mặc dù bệnh nhân đã thực sự bị nhiễm bệnh. Họ vẫn có thể truyền virus cho người khác trong giai đoạn cửa sổ. Nếu nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm HIV nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính, bạn nên thực hiện tiếp các xét nghiệm trong một vài tháng để xác nhận (thời gian phụ thuộc vào xét nghiệm được sử dụng). Và trong thời gian này, bạn cần sử dụng bao cao su để ngăn ngừa khả năng lây lan HIV.

Xem thêm: # Hiv prep

Dấu hiệu HIV thời kỳ cửa sổ là gì?

Trong khoảng thời gian đầu này, người nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm hoặc khi nhiễm các loại virus thông thường khác, như:

dau-hieu-hiv-thoi-ky-cua-so-52nguyentrai

  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch
  • Đau đầu, đau mỏi người
  • Phát ban
  • Sốt.

Những triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Mỗi người cũng có biểu hiện khác nhau, có khi nhẹ hoặc nặng hơn người khác. Một vài trường hợp, người bệnh giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí họ không nghĩ mình đã nhiễm HIV.

Xem thêm: # Hiv có chữa được không?

Các triệu chứng của HIV qua từng giai đoạn

Giai đoạn đầu (giai đoạn cửa sổ): Nhiễm HIV cấp tính

Nhiễm HIV thường xảy ra bằng cách đưa các chất dịch cơ thể từ người bị nhiễm bệnh sang cơ thể của một người không bị nhiễm bệnh. Giai đoạn này là lúc các vi rút gây bệnh nhân lên một cách nhanh chóng, dẫn đến có nhiều vi rút trong máu ngoại biên. Mức HIV có thể lên đến vài triệu hạt vi rút trong mỗi ml máu.

Trong giai đoạn cửa sổ của HIV, người mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng giống như cảm cúm hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân từ 2-4 tuần kể từ khi siêu vi khuẩn bắt đầu phát tán trong cơ thể.

nhiem-hiv-cap-tinh-52nguyentrai

Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, phát ban, nổi hạch, viêm họng, đau cơ, khó chịu, mệt mỏi, lở loét miệng và thực quản. Một số triệu chứng ít phổ biến hơn như nhức đầu, buồn nôn, nôn, sưng lá lách và gan, sụt cân, bệnh tưa miệng và các triệu chứng thần kinh. Thời gian của các triệu chứng là khác nhau đối với mỗi người, trung bình sẽ là khoảng 28 ngày và ngắn nhất là 1 tuần.

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải những triệu chứng trên, có một số người không có bất cứ biểu hiện gì trong giai đoạn này. Ngay cả khi người bệnh đến khám bác sĩ cũng có thể bị chẩn đoán nhầm sang một trong những bệnh nhiễm khuẩn thông thường có các triệu chứng và dấu hiệu tương tự nhau. Chính vì vậy, bạn nên đi xét nghiệm thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh, phòng chống lây nhiễm sang cho người khác.

Xem thêm: Hiv có lây qua da không?

Giai đoạn thứ hai: Nhiễm HIV mãn tính

Sau khi hệ thống miễn dịch của bạn “thua trận” với HIV, các triệu chứng giống như cảm cúm cũng sẽ biến mất. Bác sĩ gọi đây là giai đoạn tiềm ẩn không triệu chứng hoặc giai đoạn lâm sàng. Hầu hết, trong giai đoạn này, người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào. Bạn cũng không thể nhận ra mình đã bị nhiễm bệnh hoặc có thể truyền bệnh sang cho người khác. Giai đoạn mãn tính thường kéo dài 10 năm, thậm chí là hơn như thế.

nhiem-hiv-man-tinh

Trong thời gian này, HIV không được điều trị sẽ giết chết các tế bào T-CD4 (tế bào có vai trò là “người lính gác” làm nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây bệnh) và phá hủy hệ thống miễn dịch của bạn. Hầu hết, số lượng tế bào CD4 bình thường là từ 450-1400 tế bào trên mỗi microliter. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời, số lượng tế bào CD4 sẽ giảm xuống, khiến cho sức đề kháng của bạn bị yếu đi, rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Bên cạnh đó, khi số lượng vi rút HIV trong máu tăng lên nhanh, nguy cơ lây truyền virus sang người khác cũng tăng theo. Điều quan trọng là không để giai đoạn này diễn ra lâu. Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc HIV trong giai đoạn này, chúng có thể giúp chống lại HIV, xây dựng lại hệ thống miễn dịch của bạn và ngăn chặn sự lây lan của virus. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy thường xuyên đến khám bác sĩ và xây dựng một thói quen lành mạnh để có một cuộc sống khỏe mạnh, có ích hơn.

Xem thêm: # Hiv rash

Giai đoạn cuối: AIDS

Ở giai đoạn cuối AIDS thường biểu hiện một số triệu chứng sau:

AIDS-52nguyentrai

  • Cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi
  • Hạch bạch huyết sưng ở cổ hoặc bẹn
  • Sốt kéo dài hơn 10 ngày
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Giảm cân không giải thích được
  • Những đốm nâu trên da bạn không biến mất
  • Khó thở
  • Tiêu chảy nặng, kéo dài
  • Nhiễm nấm men ở miệng, cổ họng hoặc âm đạo
  • Vết bầm tím hoặc chảy máu không thể giải thích

Xem thêm: # Hiv compi pt

Những người bị AIDS không dùng thuốc chỉ sống được khoảng 3 năm, thậm chí ít hơn nếu họ bị nhiễm trùng nguy hiểm. Nhưng HIV vẫn có thể được điều trị ở giai đoạn này. Nếu dùng thuốc điều trị HIV hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ về các tình trạng khác mà bạn có thể mắc phải, với cách điều trị đúng đắn và lối sống lành mạnh, bạn có thể sống lâu hơn.

Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Bất kỳ ai sau khi nghĩ bản thân đã phơi nhiễm với HIV đều nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để làm xét nghiệm. Dù kết quả kiểm tra lần đầu tiên âm tính, bạn cũng cần hẹn lịch kiểm tra lại lần nữa để xác định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không.

Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ phơi nhiễm, bạn nên hỏi nhân viên y tế về phương pháp dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus sau khi nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn nghi nghiễm. Thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm. Bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng.

Trong lúc có thể là thời kỳ cửa sổ HIV này, bạn cũng nên ý thức để không lây truyền HIV cho người khác. Hãy tránh quan hệ tình dục hay sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu… với người khác.

Xem thêm: # Hiv test

Khi nào bạn nên làm xét nghiệm HIV?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần trong các trường hợp sau:

xet-nghiem-chuan-doan-hiv-aid-52nguyentrai

  • Tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: quan hệ qua hậu môn, âm đạo mà không sử dụng bao cao su với nhiều người khác
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, hoặc dùng bao cao su không đúng cách.

Để kịp thời phát hiện và điều trị HIV giai đoạn sớm, những người có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu…. có thể tham khảo xét nghiệm HIV Ab test nhanh….cho kết quả chính xác để điều trị bệnh kịp thời.

Xem thêm: # Hiv giai đoạn 2

Những điều cần lưu ý khi phát hiện bị nhiễm HIV

Ngoài những dấu hiệu thường xảy ra ở giai đoạn cửa sổ HIV đã kể ở phía trên ra, việc thực hiện các phương pháp xét nghiệm miễn dịch sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu không may bị dương tính với virus HIV, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Giữ tâm lý thật bình tĩnh vì có rất nhiều người nhiễm phải bệnh này vẫn có thể sống vui vẻ và hạnh phúc rất nhiều năm.

  • Đến ngay các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS để có thể nhận được những tư vấn và lời khuyên hữu ích. Thường thì những nơi này sẽ bảo mật hoàn toàn danh tính của người bệnh.

thuoc-dieu-tri-hiv-52nguyentrai

Sử dụng thuốc điều trị HIV theo đúng chỉ định của bác sĩ để kéo dài sự sống

  • Không được quan hệ tình dục không an toàn và nên chia sẻ tình trạng bệnh của mình với bạn tình.

  • Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn sự phát triển của virus HIV một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: # Hiv ab test nhanh

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi  là cơ sở y tế xét nghiệm HIV uy tín và chính xác nhất với các trang thiết bị hiện đại. Nếu như cảm thấy nhạy cảm hoặc tự ti khi thực hiện xét nghiệm HIV, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được lấy mẫu xét nghiệm ngay tại nhà và trả kết quả tận nơi, qua email hoặc trên hệ thống. Tất cả mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn.

? Được Sở_Y_Tế Hà Nội cấp phép hoạt động với hệ thống phòng ốc đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn, là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản với hơn 1O năm thành lập và phát triển.

? Địa chỉ “vàng” thăm khám phụ khoa. Ưu thế của phòng khám:

✅ Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng từ chẩn đoán đến điều trị.

✅ Phương pháp điều trị linh hoạt, vừa điều trị vừa phục hồi.

✅ Dịch vụ y tế chất lượng cao.

✅ Tư vấn và đặt hẹn 24/7.

✅ SĐT : 03.53.35.52.52

? Website: https://52nguyentrai.com/

? Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

? Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội

? Thời gian làm việc: từ 8h-20h tất cả các ngày trong tuần

? Thời gian tư vấn: từ 6h30-23h tất cả các ngày trong tuần

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 03.53.35.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

HIV: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

HIV: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hiv là gì? Virus gây suy giảm miễn dịch ở người hay HIV là hai loài Lentivirus (phân nhóm của retrovirus) xâm nhiễm cơ thể người. Qua thời gian, chúng...

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu

Hiv lây qua đường máu Virus HIV lây truyền qua đường máu do: Xem thêm: # Hiv có ngứa không? Truyền máu không được...

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Xét nghiệm HIV âm tính là gì? Có 3 loại xét nghiệm liên quan đến HIV, đó là xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm chẩn...

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa?

Hiv có thuốc trị chưa? luôn là câu hỏi mà các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mong có được câu trả lời. Hiện nay có...

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu?

Hiv nổi hạch ở đâu? Chào Bác sĩ, tôi là nam, năm nay 27 tuổi, khoảng hơn 1 tháng trước tôi có lỡ quan...

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab

Hiv ag/ab là gì? Xét nghiệm HIV ag/ab combo là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh HIV do công ty Abbott phát triển....

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước