HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi người bệnh đang ở giai đoạn cuối HIV (còn gọi là giai đoạn 4 hoặc giai đoạn AIDS)?
Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn cuối là AIDS. Nói cách khác, AIDS là giai đoạn cuối cùng của bệnh nhiễm HIV. Những người bị HIV có thể không có bất kỳ triệu chứng gì trong 10 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác trong thời gian này).
Khi nào HIV được chẩn đoán giai đoạn cuối?
Sau khi các tế bào lympho T-CD4 của một người nhiễm HIV giảm xuống dưới 200 tế bào trên 1μL khối máu thì họ được chẩn đoán HIV đã ở giai đoạn cuối cùng, hay còn gọi là AIDS.
AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, virus suy giảm hệ miễn dịch ở người, tức là virus HIV này làm tổn thương hệ thống phòng thủ của cơ thể. Một khi HIV tiến triển thành AIDS, các triệu chứng HIV giai đoạn cuối bắt đầu phổ biến vfa tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm.
Xem thêm: # Hiv rất khó lây nếu biết cách phòng tránh
Triệu chứng HIV giai đoạn cuối
Khi số lượng các tế bào T-CD4 giảm xuống dưới mức 200 tế bào trên 1μL máu, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra.
Các triệu chứng HIV giai đoạn cuối thường bao gồm:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể
- Sốt, tiêu chảy và ho kéo dài trên 1 tháng;
- Nhiễm nấm ở hầu họng; nổi ban đỏ, mụn rộp, hạch trên cơ thể và ngứa toàn thân;
- Cơ thể mệt mỏi, không tập trung.
Nhiễm nấm ở hầu họng là một trong các triệu chứng HIV giai đoạn cuối
Biểu hiện HIV giai đoạn cuối
Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn đầu của HIV, người bệnh có thể gặp các triệu chứng giống như cảm cúm, có thể là sốt nhẹ, khoảng 37,5 – 38,5 độ C ngay sau khi bị nhiễm.
Xem thêm: # Hiv là bệnh gì?
Triệu chứng này thường kéo dài khoảng một tháng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sốt, đau đầu, suy nhược, sưng hạch đặc biệt ở cổ và bẹn sau khi nhiễm từ 2 – 4 tuần. Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và buồn ngủ, thường cảm thấy đau cơ, khớp hoặc buồn nôn, tiêu chảy.
Đây là thời điểm virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn. Các hiện tượng viêm, sưng chính là phản ứng của hệ miễn dịch. Nhưng không phải ai nhiễm HIV cũng xuất hiện những triệu chứng này. Các xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.
Giai đoạn không có triệu chứng
Ở giai đoạn này, người sống chung với HIV có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Lúc này, bạch cầu chỉ bị tiêu diệt một số lượng nhỏ không đáng kể. Nhưng thực chất, virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhìn bề ngoài, không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Đối với những người không sử dụng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 năm hoặc dài hơn, nhưng bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Những người phát hiện và sử dụng thuốc đúng cách mỗi ngày có thể trì hoãn tiến độ bệnh ở giai đoạn này trong nhiều thập kỷ vì thuốc có thể kìm hãm virus tấn công cơ thể.
HIV vẫn có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này ngay cả khi họ không có triệu chứng nào. Và kể cả khi virus HIV trong người bệnh đang bị kìm hãm bằng thuốc điều trị thì sự lây truyền vẫn có thể xảy ra nhưng khả năng thấp hơn những người không điều trị.
Xem thêm: # Hiv từ đâu ra?
Ở những giai đoạn tiếp theo, số lượng virus gia tăng, tấn công và tiêu diệt các tế bào của hệ miễn dịch mạnh mẽ và làm suy yếu cơ thể.
Giai đoạn có triệu chứng nhẹ
Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Sút cân nhẹ; loét miệng; phát ban sẩn ngứa; nhiễm herpes zoster; nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái phát, ví dụ như viêm xoang hoặc viêm tai tái diễn. Đây còn gọi là giai đoạn cận AIDS.
Giai đoạn tiến triển nặng
Giai đoạn này còn gọi là AIDS. Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV và cũng là kết thúc bi thảm khó tránh khỏi ở những người bệnh. Biểu hiện lâm sàng của AIDS là các rối loạn liên quan đến suy yếu hệ miễn dịch.
Người bệnh bắt đầu nổi hạch toàn thân kèm theo đó là những cơn sốt. Cùng với đó là các hiện tượng tiêu chảy kéo dài đến hơn một tháng, cùng sự sút cân mạnh (khoảng 10% thể trọng cơ thể). Do cơ thể mất đi hàng rào bảo vệ nên bất kỳ vi khuẩn, virus nào cũng có thể dễ dàng tấn công và gây bệnh.
Vào giai đoạn này, hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh dễ dàng tử vong vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư hạch,… Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm, có một số thuốc được dùng nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn, không thể hoàn toàn điều trị dứt bệnh.
Xem thêm: # Cách triệu chứng của Hiv
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơ thể người bệnh chỉ còn lại “da bọc xương” do sụt cân mạnh, nấm miệng, u phổi phát triển không ngừng,… Các bệnh lý về cơ xương khớp hay viêm loét miệng, miệng bị hoại tử rất nhanh.
Ở những giai đoạn muộn về sau, khả năng sống sót sẽ thấp dần đi, cơ thể suy nhược, tiều tụy, không sức sống, khả năng tử vong cao.
Điều gì xảy ra khi có triệu chứng HIV giai đoạn cuối
Khi nhiễm HIV giai đoạn cuối, các hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng nên đến hậu quả là người bệnh dễ bị các nhiễm trùng cơ hội, đây là các loại nhiễm trùng ở cơ thể người bình thường rất khó hoặc hầu như không bị nhiễm.
Nhiễm trùng phổ biến
Các nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối gồm:
- Bệnh lao (TB): Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở HIV giai đoạn cuối.
- Virus Cytomegalovirus: Virus herpes được lây truyền qua các chất dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ gây tổn thương cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác.
- Bệnh nấm candida: Candida là một nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối. Nó gây viêm trên miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.
- Cryptosporidiosis: Người bệnh bị nhiễm loại bệnh này thông qua ăn uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Ký sinh trùng phát triển trong ruột và ống mật, dẫn đến tiêu chảy nặng ở những người HIV giai đoạn cuối.
- Viêm màng não do cryptococcus: Viêm màng não do cryptococcus là một bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương phổ biến liên quan đến HIV, gây ra bởi một loại nấm được tìm thấy trong đất.
- Nhiễm độc tố: Nhiễm trùng có khả năng gây tử vong này là do Toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng lây lan chủ yếu ở mèo. Động kinh sẽ xảy ra khi ký sinh trùng lan đến não.
Xem thêm: # Hiv có mấy gia đoạn
Các bệnh ung thư ở người nhiễm HIV giai đoạn cuối
- Ung thư Kaposi: Là khối u được hình thành ở thành mạch máu, ung thư này hiếm gặp ở những người bình thường, nhưng phổ biến ở những người bị HIV. Ung thư Kaposi có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, bao gồm cả đường tiêu hóa và phổi.
- Ung thư hạch: Ung thư này bắt đầu trong các tế bào bạch cầu. Dấu hiệu nhận biết là sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc háng.
Các loại bệnh khác
- Sút cân không rõ nguyên nhân: Người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối có thể giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể và đi kèm với tiêu chảy, suy nhược mãn tính, sốt liên tục.
- Biến chứng thần kinh: Bệnh có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như nhầm lẫn,hay quên, trầm cảm, lo lắng và khó đi lại. Một trong những biến chứng thần kinh phổ biến nhất là bệnh mất trí nhớ dẫn đến thay đổi hành vi.
- Bệnh thận: Là tình trạng viêm ở các bộ lọc nhỏ trong thận. Việc điều trị là dùng thuốc kháng virus.
Xem thêm: # Hiv giai đoạn cửa sổ
Phương pháp làm chậm tiến triển của HIV giai đoạn cuối
Khi xét nghiệm hay phát hiện ra triệu chứng HIV, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị chính ở bệnh HIV là dùng thuốc kháng virus nhằm ngăn chặn virus HIV sinh sản. Điều này giúp bảo vệ các tế bào CD4, giữ cho hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại bệnh tật.
Việc điều trị bằng thuốc kháng virus cũng nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Một số cách khác có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh HIV đến giai đoạn cuối bao gồm:
- Cân bằng chế độ ăn uống hằng ngày.
- Tập thể dục thường xuyên Và điều độ.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, duy trì tinh thần ổn định.
- Tránh thuốc lá và các chất kích thích.
- Báo cáo bác sĩ ngay khi có các triệu chứng HIV bất thường.
- Quan hệ tình dục an toàn
- Điều trị dự phòng: Với những người không nhiễm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể làm giảm nguy cơ lây truyền.
- Nói với người thân: Hãy trao đổi tình trạng bệnh với người thân để nhận được sự chăm sóc sức khỏe và tâm lý từ họ.
- Tâm sự với những người có cùng hoàn cảnh: Hãy tham gia nhóm vào các hỗ trợ HIV, trực tiếp hoặc trực tuyến, vì đó là nơi có thể gặp gỡ những người khác cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này. Từ đó có thể hỗ trợ và động viên nhau trong các hoạt động đời sống và các vấn đề bệnh tật.
Xem thêm: # Hiv prep
Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.
? Được Sở_Y_Tế Hà Nội cấp phép hoạt động với hệ thống phòng ốc đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn, là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản với hơn 1O năm thành lập và phát triển.
? Địa chỉ “vàng” thăm khám phụ khoa. Ưu thế của phòng khám:
✅ Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng từ chẩn đoán đến điều trị.
✅ Phương pháp điều trị linh hoạt, vừa điều trị vừa phục hồi.
✅ Dịch vụ y tế chất lượng cao.
✅ Tư vấn và đặt hẹn 24/7.
✅ SĐT : 03.53.35.52.52
? Website: https://52nguyentrai.com/
? Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi
? Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội
? Thời gian làm việc: từ 8h-20h tất cả các ngày trong tuần
? Thời gian tư vấn: từ 6h30-23h tất cả các ngày trong tuần