Hiv rất khó lây nếu biết cách phòng tránh
Hiện nay, những nguồn thông tin về bệnh HIV ngày càng rộng rãi nên những kiến thức về căn bệnh này đã khá rõ ràng với nhiều người. Thực tế, những người nhiễm HIV vẫn có cuộc sống khỏe mạnh, bình thường và không lây truyền bệnh cho người khác nếu tuân thủ điều trị tốt. Tuy nhiên, ở một mặt nào đó họ vẫn bị kỳ thị, xa lánh trong xã hội.
Bệnh HIV có thể chưa được điều trị khỏi nhưng thực tế chúng không dễ lây lan như nhiều người vẫn lầm tưởng. Virus HIV trong bơm kim tiêm có thể sống 5 ngày trong môi trường nhưng nếu ở thời gian lâu hơn thì rất khó để lây nhiễm. Virus HIV tồn tại nhiều nhất trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa của người bệnh nhiễm HIV. Khi đạt đủ số lượng sẽ lây truyền bệnh từ người này sang người khác.
Ngoài ra, virus này còn có thể có trong nước bọt, nước tiểu, nước mắt hay mồ hôi. Tuy nhiên, HIV tồn tại trong những thể trên thường rất ít và không đạt đủ ngưỡng để có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc. Đây được xem là cơ sở để khẳng định HIV không dễ lây truyền qua các con đường tiếp xúc bình thường.
Tưởng tượng: HIV rất dễ lây truyền?
Thực tế: Không đúng. Trên thực tế, HIV là một sinh vật yếu có thể chết nhanh chóng khi ra ngoài không khí hoặc nước.
Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua dùng chung các vật dụng cá nhân, như khăn tắm, lược, ga trải giường và quần áo với người nhiễm HIV?
Xem thêm: # Hiv giai đoạn cuối
Thực tế: Không đúng. Các nhà khoa học và các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng HIV không thể sống sót ở môi trường bên ngoài vật chủ là người. Vì vậy, không có nguy cơ nhiễm HIV qua dùng chung những vật dụng cá nhân với một người nhiễm HIV.
Bạn cũng có thể giặt chung quần áo của người nhiễm HIV với những người khác mà không làm lây truyền virus. Bạn không thể nhiễm HIV qua đồ ăn, tay nắm cửa, nguồn nước, vật nuôi hoặc qua các vật dụng tương tự.
Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV qua dùng chung đĩa, bát, cốc, chén, đũa hoặc các đồ dùng trong khi ăn khác, bởi có HIV trong nước bọt?
Xem thêm: # Hiv sống được bao lâu?
Thực tế: Không đúng. Lượng HIV tìm thấy trong nước bọt nhỏ đến mức không thể lây truyền. Vì thế không có nguy cơ mắc HIV qua dùng chung những loại vật dụng này với một người mang virus.
Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV khi ngồi lên bồn cầu?
Thực tế: Không đúng. Vì HIV không sống trên các bề mặt ngoài môi trường, nên bạn không thể bị nhiễm khi ngồi lên bồn cầu.
Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV qua muỗi đốt?
Thực tế: Không đúng. Các nghiên cứu được tiến hành bởi trung tâm kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ và các cơ quan khác đã chỉ ra rằng, không có bằng chứng nào về sự lây truyền HIV qua muỗi hay bất cứ côn trùng nào.
Những nghiên cứu này đã chứng minh khi côn trùng cắn một người, nó truyền vào người đó nước bọt chứ không phải máu của người hay con vật bị đốt trước đó. Một số bệnh như sốt vàng da và sốt rét được lây truyền qua tuyến nước bọt của muỗi. Tuy nhiên HIV thì không.
Ngay cả khi virus truyền sang muỗi hoặc các côn trùng khác thì chúng cũng không bị nhiễm bệnh và không thể truyền HIV cho người tiếp theo bị chúng đốt.
Xem thêm: # Hiv không lây qua đường nào?
Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua chơi thể thao và các trò chơi khác bởi HIV có trong mồ hôi?
Thực tế: Không đúng. Không có nguy cơ lây nhiễm HIV qua các hoạt động thể thao hoặc các trò chơi khi không xảy ra thương tích. HIV chưa từng được tìm thấy trong mồ hôi của người nhiễm. Nguy cơ lây nhiễm vô cùng thấp trong khi chơi thể thao xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể, gây nên thương tích, ví dụ như trong thi đấu quyền anh.
Tưởng tượng: HIV có thể lây truyền qua không khí?
Thực tế: Không đúng. HIV không phải là một virus sinh ra trong không khí. Không giống như những virus gây nên bệnh cúm và cảm thông thường và cũng giống như loại vi khuẩn lây bệnh lao, HIV chỉ sống trong dịch cơ thể và chết nhanh chóng khi ra ngoài không khí.
Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua cầm tay hoặc bắt tay với một người nhiễm HIV?
Thực tế: Không đúng. Tuyệt đối không có nguy cơ mắc HIV qua nắm tay hay bắt tay, hoặc thậm chí ôm một người nhiễm HIV.
Xem thêm: # Hiv lây qua đường nước bọt không?
Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV qua hôn một người có virus đó?
Thực tế: Không đúng. Tuyệt đối không có nguy cơ mắc HIV qua ôm hôn xã giao. Nguy cơ mắc HIV trong khi hôn sâu là vô cùng thấp (trừ trường hợp trong miệng có tổn thương) – chưa có trường hợp nào được ghi nhận.
Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV nếu ở chung phòng với một người có virus đó?
Thực tế: Không đúng. Bạn không thể nhiễm HIV do ở chung phòng với một người có virus.
Tưởng tượng: Là một nhân viên y tế tôi phải chịu rủi ro nhiễm HIV?
Thực tế: Mặc dù sự lây nhiễm HIV có thể xảy ra tại các cơ sở y tế nhưng điều đó rất hiếm. Quan trọng là thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát lây nhiễm như phòng ngừa phổ quát (dùng các phương tiện bảo vệ như găng tay, áo choàng, mặt nạ và kính bảo vệ mắt). Các biện pháp đó phải được thực hiện với tất cả các bệnh nhân, bởi bất cứ ai cũng có thể mang bệnh phát sinh từ máu. Đó là lý do vì sao chúng gọi được gọi là phòng ngừa phổ quát.
(Trích Hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ).
Xem thêm: # Hiv rất khó lây
? Được Sở_Y_Tế Hà Nội cấp phép hoạt động với hệ thống phòng ốc đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn, là một trong những đơn vị đi đầų trong Iĩnh vực chăm sóc Sức Khỏe Sinh Sản với hơn 1O năm thành lập và phát triển.
? Địa chỉ “vàng” thăm khám phụ khoa. Ưu thế của phòng khám:
✅ Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng từ chẩn đoán đến điều trị.
✅ Phương pháp điều trị linh hoạt, vừa điều trị vừa phục hồi.
✅ Dịch vụ y tế chất lượng cao.
✅ Tư vấn và đặt hẹn 24/7.
✅ SĐT : 03.53.35.52.52
? Website: https://52nguyentrai.com/
? Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi
? Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội
? Thời gian làm việc: từ 8h-20h tất cả các ngày trong tuần
? Thời gian tư vấn: từ 6h30-23h tất cả các ngày trong tuần